Tư vấn kỹ thuật |
||
30 Lượt xem - 18-10-2024, 1:24 pm
Từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất, chúng ta đã luôn phải đối mặt với bức xạ từ môi trường xung quanh. Bức xạ tự nhiên đến từ ba nguồn chính: bức xạ vũ trụ, bức xạ từ đất đá và bức xạ bên trong cơ thể con người. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ 19, khi tia X và chất phóng xạ được phát hiện, cùng với sự khai thác năng lượng hạt nhân vào giữa thế kỷ 20, các nguồn phóng xạ nhân tạo đã ngày càng xuất hiện và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp và y học. Điều này đã khiến con người tiếp xúc nhiều hơn với phóng xạ.
Bức xạ vũ trụ xuất phát từ mặt trời và khoảng không gian giữa các vì sao đi tới trái đất. Nó gồm nhiều loại bức xạ xuyên, trong quá trình đi qua khí quyển đã tương tác với nhiều nguyên tố tạo ra nhiều phản ứng khác nhau. Bầu khí quyển tác động như một lá chắn làm giảm rất nhiều số lượng bức xạ trước khi tới được mặt đất. Vì vậy mức độ bức xạ ở ngang mặt biển sẽ thấp hơn ở núi cao. Ví dụ: ở vùng xích đạo ngang với mặt biển, suất liều bức xạ vũ trụ khoảng 0,2 mSv/năm, trong khi đó ở nơi cao 3000 m, suất liều lên tới 1 mSv/năm. Khi đi qua khí quyển, một số neutron trong bức xạ vũ trụ tương tác với nitrogen ở trên tầng cao khí quyển, tạo thành chất phóng xạ 14C theo phản ứng sau đây: 14N (n,p) 14C.
14C có chu kỳ bán rã 5568 năm, khuếch tán ở tầng thấp của khí quyển, có thể thâm nhập vào sinh vật. Cũng tương tự như vậy một lượng nhỏ 3H (chu kỳ bán rã: 12,26 năm) 36Cl (chu kỳ bán rã: 3,08.105 năm) và 41Ca (chu kỳ bán rã: 1,1.105 năm) được tạo thành và khuếch tán ở sát mặt đất.
Bức xạ vũ trụ xuất phát từ mặt trời và khoảng không gian giữa các vì sao đi tới trái đất
Do ăn uống và hít thở các chất phóng xạ tự nhiên thâm nhập vào cơ thể và tồn lưu ở đó. Số lượng chất phóng xạ trong cơ thể nhiều hay ít tuỳ thuộc vào vùng lãnh thổ, vào chế độ ăn và các thói quen của con người. Phần lớn các chất phóng xạ trong cơ thể là 40K và các chất từ dòng họ uranium-thorium sinh ra, chỉ có một lượng nhỏ là 14C. Riêng 40K với chu kỳ bán huỷ dài (1,28.109 năm) đã tạo ra một liều bức xạ khoảng 0,2 mSv/năm. Liều xạ do ăn uống lương thực, thực phẩm có chứa uranium, thorium chiếm khoảng 0,11 mSv/năm.
Một nguồn xạ quan trọng đối với cơ thể người là radon và thoron. Các khí này từ đất đá toả vào không khí. Ngoài trời thoáng đãng, nồng độ các khí phóng xạ ở mức thấp. Bên trong các ngôi nhà, nồng độ các khí phóng xạ cao, một phần toả ra từ vật liệu kiến trúc (tường, nền nhà) mặt khác do ít thông khí nên ứ đọng nhiều. Khí phóng xạ thâm nhập vào phổi gây tác hại ở phổi và đường hô hấp. Liều trung bình hàng năm từ nguồn radon, thoron lên tới 1,3 mSv/năm và có thể còn cao hơn nữa.
Phóng xạ tự nhiên thâm nhập vào cây cối và động vật, vì vậy trong thức ăn nguồn thực vật hoặc động vật đều hàm chứa một lượng phóng xạ nhất định. Trong thực phẩm thì ngũ cốc chứa nhiều chất phóng xạ hơn sữa, hoa quả và rau. Liều trung bình do thực phẩm đưa vào, khoảng 0,15 mSv/năm.
Có một số nơi nhiều monazite ở ấn Độ và Brazil, liều hàng năm toàn thân do đất đá khu vực đó phóng ra lên tới 120 mSv/năm.
Năm 1896, xuất hiện trên tạp chí Nature một bài mô tả tác hại của tia X trên bàn tay. Trong 15 năm liên tiếp sau đó có nhiều bài được công bố về tác hại này. Năm 1911, Hasse đã nghiên cứu lịch sử của 94 trường hợp bị ung thư do tia X, trong số đó 50 trường hợp là những người làm nghề X quang. Những nghiên cứu đó cho thấy các kiểu tổn thương do tia X gây nên, những tác hại sớm và một số tác hại lâu dài. Với loại ung thư da, thời gian tiềm có thể kéo dài 10-30 năm. Có người 25 năm sau khi thôi làm việc chụp huỳnh quang mới bị ung thư da. Năm 1922, một tài liệu tổng kết cho biết có tới 100 người làm nghề X quang bị chết về ung thư. Chết vì bệnh bạch huyết trong số những người làm nghề phóng xạ cao gấp 9 lần so với những người thầy thuốc khác.
Có nhiều tài liệu về tác hại của chiếu xạ trong do radium, mesothorium, radiothorium và các sản phẩm con cháu của nó gây nên. Trong số những thợ mỏ vùng Schneeberg của Saxony (mỏ Cobalt) và mỏ pitchblende của Joachimsthal thuộc Bohemia có tần suất ung thư phổi cao một cách đáng kể. Tần suất ung thư phổi cao là do các sản phẩm của uran sinh ra, cụ thể là 226Ra, 222Rn, 218Po...
Trong những thập kỷ thứ 2 và thứ 3 của thế kỷ 20, có những trường hợp bị chiếu xạ nhiều do radium. Nguyên nhân: sử dụng rộng rãi chất phóng xạ như một thuốc điều trị để chữa nhiều loại bệnh, từ đau viêm khớp tới bệnh ngoài da. Trong công nghiệp sơn ở Mỹ, có dùng nhiều radium. Phần lớn công nhân ở đây là phụ nữ, có thói quen dùng miệng mút cho bút sơn được nhỏ nét, vì vậy nhiều người bị chiếu xạ radium vào môi. Do công tác thống kê không đầy đủ nên không rõ có bao nhiêu người chết, trong số đó có do tác hại của bức xạ radium.
Những thập kỷ thứ 2 và thứ 3 của thế kỷ 20, có những trường hợp bị chiếu xạ nhiều do radium
Ở nước ta, công nghiệp hạt nhân tuy còn non trẻ, cũng đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hoạt động từ năm 1963-1968, sau một thời gian gián đoạn đã khôi phục hoạt động vào năm 1984 với công suất 500kW. Tại Hà Nội năm 1974 đưa vào hoạt động máy phát xạ neutron năng lượng 14 MeV, năm 1984 đưa vào hoạt động máy Microtron MT-17 với năng lượng chùm electron 15MeV. Trung tâm chiếu xạ Hà nội với nguồn 60Co (110kCi) hoạt động từ năm 1990 và Trung tâm chiếu xạ TP Hồ Chí Minh (400kCi) hoạt động từ năm 1999. Ngày càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp ứng dụng ĐVPX như xi măng, giấy, khai thác mỏ, xạ hiếm, xây dựng...
Các ĐVPX đều là nhân tạo, được tạo ra từ lò phản ứng hạt nhân, từ các bình sinh xạ hoặc từ các máy gia tốc vòng. Các đồng vị phát positron như 11C, 13N, 15O, 18F có đời sống ngắn, được tạo ra từ các máy gia tốc vòng, chủ yếu dùng cho máy PET (positron emission tomograph), ở nước ta hiện đã có 4 máy gia tốc vòng đi vào hoạt động ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Các đồng vị phát tia gamma được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán như 67Ga, 201Tl, 111In, 99mTc, 131I. Đặc biệt là99mTc phát tia gamma năng lượng 140keV đang được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật ghi hình bằng ĐVPX. Các đồng vị phát tia gamma và beta ứng dụng trong trong điều trị như 60Co, 32P, 131I, 89Sr...
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, các nguồn phóng xạ nhân tạo như tia X đã được nghiên cứu và áp dụng trong y học, dẫn đến nhiều trường hợp ảnh hưởng sức khỏe do phơi nhiễm phóng xạ. Các nguồn phóng xạ nhân tạo khác bao gồm các chất thải từ lò phản ứng hạt nhân và quá trình sản xuất năng lượng nguyên tử. Trong công nghiệp, đồng vị phóng xạ được sử dụng để kiểm tra vật liệu, đo lường và ứng dụng trong công nghệ y tế như PET scan.
Ngày nay, ứng dụng năng lượng hạt nhân đã lan rộng khắp thế giới và ngày càng nhiều người phải tiếp xúc với phóng xạ. Ở Việt Nam, việc sử dụng phóng xạ nhân tạo bắt đầu từ năm 1963 với lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và đến nay đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp xi măng, giấy, và khai thác mỏ. Các ứng dụng y học hiện đại sử dụng bức xạ nhân tạo như chụp X-quang, chụp CT và điều trị ung thư cũng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Phóng xạ, dù tự nhiên hay nhân tạo, đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể ứng dụng phóng xạ một cách an toàn và hiệu quả nếu có các biện pháp bảo vệ phù hợp và tuân thủ quy định về an toàn phóng xạ.
Các nguồn phóng xạ nhân tạo như tia X đã được nghiên cứu và áp dụng trong y học
Máy đo phóng xạ đóng vai trò thiết yếu trong việc giám sát mức độ phóng xạ trong môi trường làm việc, các cơ sở y tế và công nghiệp. Các thiết bị đo phóng xạ hiện đại có khả năng phát hiện và đo lường chính xác các loại bức xạ ion hóa như alpha, beta, gamma và tia X.
Tại MVTEK chúng tôi cung cấp các loại máy đo phóng xạ phù hợp với nhu cầu đa dạng, giúp kiểm soát và bảo vệ an toàn cho con người trong môi trường.
Trên thị trường hiện nay, có vô số thương hiệu sản xuất máy đo phóng xạ và hàng loạt nhà phân phối, bán lẻ khác nhau. Điều này khiến việc lựa chọn cơ sở phân phối uy tín, đảm bảo chất lượng và chính hãng trở nên khá khó khăn. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn mua sắm an tâm hơn:
Trước hết, sau khi đã chọn được thương hiệu phù hợp , bạn nên truy cập trực tiếp vào trang web chính thức của hãng để tìm sản phẩm chính hãng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé thăm website mvtek.vn – thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ Mai Vũ, một trong những nhà phân phối uy tín trong lĩnh vực thiết bị công nghệ, đặc biệt là máy đo phóng xạ. Với phương châm: sản phẩm chính hãng đa dạng – giá cả cạnh tranh – ưu đãi liên tục – dịch vụ khách hàng tận tâm và giao hàng miễn phí tại Hà Nội, TP.HCM, MVTEK cam kết mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời và chu đáo.
**************************************************************************
Để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
Công ty CP Công nghệ Mai Vũ
Email: info@mvtek.vn
URL: www.mvtek.vn
Tel: 024.66.737.866 - 094.594.2992
Thước đo cho mọi công trình Yamayo Nhật Bản - Thiết bị kỹ thuật - Thiết bị đo lường - Thiết bị ngành sơn DeFelsko - Thiết bị đo ẩm Vải Aqua Boy - Đối tác: Máy đo khí