Tư vấn kỹ thuật |
||
76 Lượt xem - 21-09-2024, 2:34 pm
Tác động của bức xạ Ion hóa: Lợi ích, rủi ro và cách bảo vệ bản thân
Năng lượng hạt nhân được giải phóng khi các nguyên tử không ổn định phân rã, tạo ra các loại bức xạ ion hóa như tia gamma, tia X, hạt alpha, beta và neutron. Bức xạ này mang đủ năng lượng để làm ion hóa các nguyên tử và phân tử mà nó đi qua, gây ra những thay đổi hóa học và sinh học có thể gây hại cho các tế bào sống.
Trong tự nhiên, bức xạ ion hóa có mặt khắp nơi, từ đất đá, không khí đến các sinh vật sống. Con người cũng tiếp xúc với bức xạ ion hóa từ các nguồn nhân tạo như thiết bị y tế (chụp X-quang, điều trị ung thư), các nhà máy điện hạt nhân và các ứng dụng công nghiệp khác.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích trong y tế, công nghiệp và nghiên cứu, việc sử dụng bức xạ ion hóa cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Liều lượng bức xạ quá cao có thể gây ra các bệnh lý cấp tính như bỏng da, hội chứng bức xạ cấp tính và thậm chí tử vong. Ở liều lượng thấp, bức xạ ion hóa được cho là có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác.
Khả năng gây hại của bức xạ ion hóa phụ thuộc vào loại bức xạ, cường độ, thời gian tiếp xúc và các yếu tố cá nhân. Để đảm bảo an toàn, việc sử dụng bức xạ ion hóa cần được kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ.
Đọc thêm: Phóng xạ trong cuộc sống và những ứng dụng của máy đo phóng xạ
I. Lợi ích của bức xạ Ion hóa
Bức xạ ion hóa được ứng dụng rộng rãi trong y tế, đặc biệt là trong chẩn đoán và điều trị. Các phương pháp chẩn đoán như chụp X-quang và CT scan sử dụng bức xạ ion hóa để hình ảnh hóa các cơ quan bên trong cơ thể.
Chụp X-quang: Đây là phương pháp phổ biến nhất, cho phép bác sĩ phát hiện các bệnh lý như gãy xương, viêm phổi và nhiều bệnh khác.Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến trong nhiều thập kỷ qua. Nó tạo ra hình ảnh rõ nét về hệ cơ xương và một số mô trong cơ thể, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán, theo dõi và điều trị nhiều loại bệnh lý,
Xạ trị: Trong điều trị ung thư, bức xạ ion hóa được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp xạ trị sử dụng các hạt hoặc sóng năng lượng cao như: tia X, tia gamma, các chùm electron hoặc proton, để tiêu diệt hoặc phá hủy các tế bào ung thư. Bình thường các tế bào trong cơ thể phát triển và phân chia để tạo thành các tế bào mới. Nhưng các tế bào ung thư phát triển và phân chia nhanh hơn hầu hết các tế bào lành. Xạ trị sẽ phá vỡ DNA thành các đoạn nhỏ bên trong các tế bào. Sự phá vỡ này ngăn cản các tế bào ung thư phát triển, phân chia và làm chết tế bào ung thư. Các tế bào lành gần đó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bức xạ nhưng phần lớn sẽ phục hồi và lại hoạt động bình thường.
Bức xạ ion hóa được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư
Đọc thêm: Ứng dụng mới của nguồn phóng xạ kín trong công nghiệp và y tế
2. Ứng dụng trong công nghiệp
Ngoài lĩnh vực y tế, bức xạ ion hóa còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ trong công nghiệp được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng chụp X quang công nghiệp, đo lường và thăm dò khoáng sản.
Kiểm tra bằng bức xạ mang đến nhiều lợi ích vượt trội trong quá trình kiểm soát chất lượng. Phương pháp này không chỉ giúp phát hiện sớm các khuyết tật tiềm ẩn trong các sản phẩm kim loại mà còn đảm bảo độ tin cậy cao của kết quả kiểm tra. Đặc biệt, khả năng kiểm tra các khu vực khó tiếp cận và không yêu cầu nguồn điện là những ưu điểm nổi bật, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất.
Xử lý ứng dụng bức xạ ion hóa trong quá trình xử lý nước thải
Xem thêm thiết bị đo phóng xạ: Máy đo phóng xạ điện tử Medcom RAD 100
Mặc dù mang năng lượng nhỏ, nhưng bức xạ phi ion hoá có thể gây ra tác động có hại cho sức khoẻ nếu phơi nhiễm lâu và nhiều lần. Bức xạ phi ion hoá bao gồm các tia tử ngoại (UV), ánh sáng nhìn thấy (VL), tia hồng ngoại (IR), tần số radio (RF), tần số thấp (LF) và tần số cực thấp (ELF).
Phơi nhiễm với bức xạ ion hoá thường là hạn chế vì chỉ có ở các thiết bị y tế, và các hệ thống kiểm tra không gây hại. Tuy nhiên, người công nhân có nguy cơ phơi nhiễm cao với tia tử ngoại (UV) có các bước sóng từ 180 đến 400 nanomet (nm), hoặc ánh sáng nhìn thấy và những tia cận hồng ngoại có bước sóng từ 385 đến 3000 nm. Các công nhân thường cho rằng các tia tử ngoại và cận hồng ngoại kể cả là phơi nhiễm nhiều lần vẫn vô hại đối với sức khoẻ (ví dụ viêm giác mạc tia tử ngoại, và ban đỏ). Các tia tử ngoại có thể được phát ra từ hồ quang hàn, đèn huỳnh quang, đèn nóng sáng và các tia mặt trời, tia cận hồng ngoại từ tia mặt trời và đèn hồng ngoại dùng cho công việc.
Cơ chế tác động của bức xạ ion hóa
Xem thêm thiết bị đo phóng xạ: Máy đo nhiễm bẩn bề mặt phóng xạ Mirion RDS 80
Các tác động có hại tới sức khoẻ do phơi nhiễm với bức xạ ion hoá được ghi lại bao gồm bệnh bạch cầu, ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuỷ, và ung thư da.
Các tác động có hại tới sức khoẻ do bức xạ phi ion hoá được liệt kê trong bảng dưới đây:
Tia |
Dải sóng |
Bước sóng |
Tác động tới sức khoẻ |
Tử ngoại |
UV-C |
100 – 280 nm |
Da nổi mẩn, ban đỏ |
UV-B |
280 -315 nm |
Da nổi mẩn, ban đỏ |
|
UV-A |
315 -400 nm |
Da nổi mẩn, ban đỏ, đục thể thuỷ tinh, ung thư da |
|
Ánh sáng nhìn thấy |
– |
400 -780 nm |
Hỏng giác mạc hoặc bỏng da do phản ứng quang lý hoặc do nhiệt |
Hồng ngoại |
IR-A |
780 -1.400 nm |
Bỏng da, đục thể thuỷ tinh, cháy giác mạc |
IR-B |
1,4 – 3,0 ㎛ |
Bỏng da |
|
IR-C |
3,0 ㎛ – 1,0 nm |
– |
Liên quan đến việc hiệu chuẩn liều lượng bức xạ trong y tế và đảm bảo an toàn bức xạ trong quá trình chẩn đoán và điều trị, tham chiếu theo khuyến cáo của IAEA, Việt Nam hiện có một số văn bản đã được ban hành như: Thông tư 13/2014/TTLT -BKHCN-BYT quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế; Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử đã quy định Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định cụ thế việc kiếm định, hiệu chuẩn và danh mục các thiết bị bức xạ phải kiếm định, hiệu chuẩn; Thông tư số 28/2015/TT-BKHCN ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị chụp X-quang tổng hợp dùng trong y tế”; Thông tư số 02/2016/TT-BKHCN ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế”. Thông tư số 15/2017/TT-BKHCN ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy gia tốc tuyến tính dùng trong xạ trị” (QCVN 13:2017/BKHCN).
Đối với các thiết bị sử dụng trong y học (không bao gồm các thiết bị ghi đo bức xạ phụ trợ): Hiện Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về việc kiểm định, hiệu chuẩn đối với các thiết bị trong y học hạt nhân như Gamma Camera, SPECT, SPECT/CT, PET/CT, …Tuy nhiên, các thiết bị bức xạ dùng trong điện quang và xạ trị thì đã được ban hành cụ thể trong Danh mục thiết bị bức xạ trong y tế phải kiếm định, hiệu chuẩn được quy định tại Khoản 2 điều 4 thông tư số 27/2010/TT-BKHCN.
Quy định về chuẩn liều bức xạ trong y tế ở Việt Nam
Một số giới hạn liều hiệu dụng, liều tương đương đã được quy định:
- Nhân viên bức xạ ≤ 20 mSv/n trung bình 5 năm và có thể một năm ≤ 50 mSv/n, thủy tinh thể: ≤ 20mSv/n, viễn đoạn: ≤500 mSv/n
- Học sinh: 6 mSv/n, thủy tinh thể: ≤ 20mSv/n, viễn đoạn: ≤ 150 mSv/n; Phụ nữ có thai: 1 mSv/ 9 tháng;
- Cá thể trong cộng đồng: ≤ 1 mSv/n, 5 năm có thể có một năm ≤ 5mSv/n, thủy tinh thể ≤ 15 mSv/n, viễn đoạn ≤ 50 mSv/n.
- Cá nhân chăm sóc bệnh nhân: ≤ 5 mSv; Trẻ em: ≤ 1 mSv.
Xem thêm thiết bị đo phóng xạ: Máy đo nhiễm bẩn bề mặt phóng xạ Mirion RDS 32
Nhóm thứ nhất là những người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất chất phóng xạ như: mỏ uran, nhà máy xử lý quặng uran, nhà máy khai thác, tách các đồng vị uran, các lò phản ứng, các trung tâm nghiên cứu, các nhà máy sản xuất plutoni, các cơ sở điện hạt nhân, các cơ sở khai thác, nghiên cứu, sản xuất nguyên tố phóng xạ, các đơn vị vận chuyển, lưu chứa chất thải phóng xạ.
Nhóm thứ hai là những người sử dụng các tia bức xạ ion hóa từ những nguyên tố phóng xạ trong các ngành công nghiệp, ngành y tế, ngành nông nghiệp, ngành sinh học và ngành sinh hóa học.
Nhóm thứ ba là những người sử dụng máy phát tia X, nhất là các khoa điện quang y tế.
Các nhóm ngành nghề dễ bị ảnh hưởng bởi bức xạ
Xem thêm thiết bị đo phóng xạ: Máy đo phóng xạ Medcom RADALERT 100X
- Thể nhẹ: Rối loạn điều hòa thần kinh, huyết áp động mạch hạ, mạch nhanh và loạn nhịp xoang, rối loạn vận động ruột và chức năng mật, dễ kích thích.
- Thể tiến triển: Biểu hiện lâm sàng và điện tim của chứng loạn dưỡng cơ tim với huyết áp động mạch hạ kéo dài; giảm sản tủy xương kéo dài (giảm bạch cầu hạt và limphô bào), giảm tiểu cầu; rối loạn chức năng buồng trứng, ít kinh nguyệt ở nữ giới.
- Viêm da mạn tính do nhiễm xạ ngoại chiếu: Loạn cảm giác, đau, ngứa, da khô, loạn dưỡng móng tay, tăng sừng hóa, sung huyết, nứt nẻ, loét da, đục nhân mắt.
- Dấu hiệu muộn: ung thư da, ung thư xương, bạch cầu tủy, ung thư thượng bì phổi.
Các tác hại của phóng xạ lên cơ thể con người
Xem thêm thiết bị đo phóng xạ: Máy đo phóng xạ Medcom Inspector Alert V2
Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp tuy không có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng cần chú ý điều trị toàn diện, thực hiện tốt chế độ nghỉ dưỡng; ăn uống đủ chất đạm và vitamin như B12, B6, thuốc chống chảy máu (vitamin P, K, rutin), truyền máu...
Để dự phòng: Cần tránh xa nguồn phóng xạ khi thao tác; phải dùng các kẹp dài hoặc các phương tiện điều khiển từ xa, vì lượng chiếu xạ giảm rất nhanh theo khoảng cách. Có tường, màn che chắn phù hợp với từng loại tia khác nhau bởi một tia phóng xạ (tia X, alpha, bêta, gamma, nơtron...) mất đi một phần hoặc toàn phần năng lượng khi đâm xuyên qua tường, các loại màn che. Bên cạnh đó cũng cần chú ý liều phóng xạ phát ra giảm dần theo thời gian, do vậy cần chú ý đến thời gian an toàn được khuyến cáo cho từng loại tia phóng xạ.
Khi làm việc hoặc thao tác với chất phóng xạ, cần mặc quần áo bảo hộ lao động và trang bị phòng hộ khác, được đeo tấm chì, đi găng tay cao su pha chì, mặc quần áo không thấm nước và tắm giặt sau giờ làm việc; điều này có tác dụng bảo vệ chống sự nhiễm xạ ngoại chiếu, nội chiếu và phần nào chống sự chiếu xạ. Khám sức khỏe định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần, chú ý xét nghiệm máu để phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý do phóng xạ. Đặc biệt cần chú ý đến các tổn thương mạn tính ở ngoài da của những người có nguy cơ cao, những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn phát xạ.
Các chất phóng xạ có thể xâm nhập cơ thể qua da, hoặc đường tiêu hóa hay hơi thở. Sự tác động của phóng xạ vào cơ thể qua nhiều loại bức xạ khác nhau như tia X, alpha, beta, gamma... Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp là tình trạng bệnh lý của cơ thể bị nhiễm xạ do tiếp xúc với tia phóng xạ ở nơi làm việc có nguồn phóng xạ tự nhiên hoặc nhân tạo, tia X, có liều chiếu xạ vượt quá giới hạn tối đa cho phép.
Quần áo bảo hộ phóng xạ chất lượng bảo vệ sức khỏe tốt nhất
Bức xạ ion hóa là một yếu tố có thể mang lại cả lợi ích và rủi ro cho sức khỏe con người. Việc hiểu rõ về tác động của bức xạ, cũng như các biện pháp bảo vệ là rất quan trọng. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro khi sử dụng bức xạ ion hóa trong các lĩnh vực y tế và công nghiệp.
**************************************************************************
Để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
Công ty CP Công nghệ Mai Vũ
Email: info@mvtek.vn
URL: www.mvtek.vn
Tel: 024.66.737.866 - 094.594.2992
Thước đo cho mọi công trình Yamayo Nhật Bản - Thiết bị kỹ thuật - Thiết bị đo lường - Thiết bị ngành sơn DeFelsko - Thiết bị đo ẩm Vải Aqua Boy - Đối tác: Máy đo khí